Việt Nam hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư,ệtNamsẽdànhchoôngTậpCậnBìnhsựtiếpđónđặcbiệsex khong che Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Trước chuyến thăm đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 12 -13.12, trả lời báo chí, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết, đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 3 của ông Tập Cận Bình trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc, diễn ra vào đúng thời điểm hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, là sự nối tiếp các hoạt động giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước từ sau chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10.2022.
"Điều này thể hiện sự coi trọng của Đảng và Nhà nước Trung Quốc và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc", ông Mai khẳng định.
Kế thừa truyền thống hữu nghị và thông lệ giữa hai bên, Đại sứ Phạm Sao Mai cho biết, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng chuyến thăm và sẽ dành cho Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sự tiếp đón đặc biệt, thắm tình hữu nghị, đồng chí anh em.
Nhiều hoạt động trao đổi, tiếp xúc cấp cao đã diễn ra gần đây. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai năm nay đã có một số chuyến thăm và công tác tại Trung Quốc.
Đại sứ Phạm Sao Mai khẳng định, thời gian qua, với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định, đạt nhiều thành quả quan trọng. Đặc biệt, kể từ đầu năm nay sau khi Trung Quốc tối ưu hóa chính sách phòng chống dịch Covid-19 giao lưu hợp tác trực tiếp giữa hai nước chính thức được khôi phục và đạt nhiều tiến triển tích cực.
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới
Hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Trong bối cảnh thương mại giữa Trung Quốc và các đối tác đều giảm, Việt Nam là một trong số ít các đối tác vẫn giữ ổn định thương mại với Trung Quốc. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc 10 tháng đầu năm đạt 139,2 tỉ USD (số liệu của hải quan Trung Quốc đạt 185 tỉ USD).
Trung Quốc duy trì là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 8 của Trung Quốc trên thế giới. Về đầu tư, 11 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 3,06 tỉ USD, chiếm 18,7% tổng số vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép mới, đứng thứ 4, song dẫn đầu về số dự án đầu tư mới vào Việt Nam (chiếm 22,1%). Hai bên cũng tích cực phối hợp từng bước tháo gỡ giải quyết vướng mắc tồn đọng trong một số dự án hợp tác kinh tế trước đây.
Hợp tác trong các lĩnh vực khác như du lịch, văn hóa, giáo dục tiếp tục đạt nhiều tiến triển. Trung Quốc cơ bản khôi phục các chuyến bay thương mại với Việt Nam; hiện mỗi tuần có hơn 200 chuyến bay qua lại giữa hai nước; trong 11 tháng đầu năm 2023, có 1,5 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam; Trung Quốc đã triển khai cấp lại thị thực cho lưu học sinh và người lao động Việt Nam quay trở lại Trung Quốc.
Biên giới trên bộ Việt - Trung duy trì hòa bình, ổn định. Hai bên đã phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, tăng cường quản lý an ninh, an toàn khu vực biên giới; phối hợp chặt chẽ, xử lý thỏa đáng vấn đề nảy sinh trên cơ sở 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền.
Trong vấn đề trên biển, hai bên đạt nhận thức chung về kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982, đồng thời tích cực thúc đẩy các cơ chế đàm phán về các vấn đề trên biển, thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, hiệu quả.
Ngoài ra, hai bên cũng tích cực phối hợp tại các diễn đàn đa phương nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực và trên thế giới, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế.
Đại sứ Phạm Sao Mai khẳng định, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp hiện nay, chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chắc chắn sẽ tạo thêm động lực làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, tạo cơ sở để các cấp, các ngành hai bên tích cực đi sâu và mở rộng quan hệ hợp tác, đem lại lợi ích thiết thực cho hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.
"Trên cơ sở lợi thế, tiềm năng, nhu cầu và nền tảng quan hệ song phương hiện có, với quyết tâm và nỗ lực chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới", Đại sứ Phạm Sao Mai nhận định.