Cuối chiều 12.4,ộtrưởvàng tây Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng đã "xin" Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành 20 phút, gấp đôi bình thường, để cả ông và Thứ trưởng Phạm Đức Long giải trình những nội dung mới của luật Viễn thông sửa đổi, trong đó có việc quản lý dịch vụ OTT viễn thông như Zalo, Viber, Telegram…
Ông Hùng nói, trước đây cung cấp dịch vụ viễn thông phải có hạ tầng viễn thông nhưng nay thì không. Trên nền tảng internet có thể cung cấp được dịch vụ viễn thông cơ bản, thậm chí có thể cung cấp dịch vụ xuyên biên giới mà không cần hạ tầng mạng.
"Vậy, chúng ta có quản lý dịch vụ viễn thông cơ bản mà họ cung cấp hay không. Đây chính là vấn đề quản lý dịch vụ OTT viễn thông", ông Hùng nhấn mạnh.
Ông Hùng phân tích, trước đây 90% dung lượng mạng lưới do nhà mạng đầu tư là để cung cấp các dịch vụ viễn thông và nhà mạng thu tiền từ các dịch vụ viễn thông này để trang trải đầu tư. Nhưng hiện 90% dung lượng mạng lưới của nhà mạng là để phục vụ các dịch vụ của các công ty OTT, tức là các công ty cung cấp dịch vụ chạy trên mạng viễn thông.
"Các công ty OTT này thu được rất nhiều tiền nhưng nhà mạng đảm bảo hạ tầng mạng thì lại không thu được bao nhiêu. Vậy làm cách nào để phát triển hạ tầng mạng khi các OTT ngày một giàu lên, còn các nhà mạng đang nghèo đi", ông Hùng nói và cho rằng những thay đổi nói trên đòi hỏi phải có thể chế mới, nhất là các quy định cho phép sự linh hoạt của Chính phủ, bộ ngành.
Tiếp tục phân tích lý do, ông Hùng cho biết, các dịch vụ viễn thông truyền thống được quản lý rất chặt nhưng dịch vụ viễn thông trên nền internet thì không. "Điều này gây khó khăn cho quản lý. Ví dụ như khi cơ quan điều tra yêu cầu thì không có thông tin chi tiết các cuộc gọi cũng như nhắn tin", ông Hùng nêu.
Cùng đó, việc bên quản lý, bên không, cũng dẫn đến bất bình đẳng giữa doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp OTT, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.
"Để thúc đẩy phát triển các dịch vụ OTT ban soạn thảo cũng cố gắng đưa ra phương án quản lý vừa phải chứ không quản lý quá chặt", ông Hùng nhấn mạnh.
Xem nhanh 12h: Vạch trần thủ đoạn giả mạo sâm Ngọc Linh | Món lợi ‘khủng’ của ông trùm sới bạc
Đánh giá kỹ tác động, xác định mức độ quản lý
Dự thảo luật Viễn thông sửa đổi quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet có thu cước hoặc không thu cước nhưng có số lượng người sử dụng dịch vụ hoặc phát sinh lưu lượng dịch vụ tại thị trường Việt Nam vượt mức ngưỡng phải có biện pháp bảo đảm sự hoạt động ổn định của dịch vụ.
Với các dịch vụ viễn thông qua biên giới khác dự thảo luật cũng quy định phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh quốc phòng, các mục tiêu chính sách công cộng chính đáng.
Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Đức Long cũng cho hay, hiện lưu lượng của các dịch vụ OTT lớn hơn lưu lượng của dịch vụ viễn thông rất nhiều lần.
"Bây giờ suốt ngày OTT cứ bơm vào, đưa lưu lượng vào như thế này thì không nhà mạng nào chịu nổi về đầu tư cả", ông Long nói, cho biết, đây là lý do phải có phương án bảo đảm chất lượng, có thể nén dữ liệu hoặc thống nhất với các nhà mạng thế nào đó để cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng.
Về ngưỡng người dùng và lưu lượng, ông Long cho biết, Chính phủ dự kiến sẽ quy định theo từng thời kỳ. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc là số lượng người dùng các dịch vụ OTT khoảng 2% dân số là ngưỡng.
Trước đó, cho ý kiến về nội dung này, cơ quan thẩm tra và nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ băn khoăn.
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội là Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường cho rằng, việc dự thảo luật yêu cầu doanh nghiệp cung cấp OTT viễn thông phải có biện pháp bảo đảm sự hoạt động ổn định của dịch vụ là "khó khả thi" vì việc chất lượng các dịch vụ này phụ thuộc vào khả năng truy cập internet do các doanh nghiệp viễn thông cung cấp.
Cùng đó, với quy định yêu cầu việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, cơ quan thẩm tra cũng đánh giá "thiếu khả thi", đồng thời gây lo ngại cho doanh nghiệp về vấn đề cạnh tranh, có thể làm hạn chế sự phát triển của các dịch vụ OTT tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, vấn đề quản lý dịch vụ OTT viễn thông còn nhiều ý kiến khác nhau. Do đó, ông đề nghị cân nhắc kỹ, đánh giá kỹ tác động để đưa các dịch vụ này vào luật và xác định mức độ điều chỉnh cho phù hợp.
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc cung cấp dịch vụ OTT không yêu cầu sử dụng thiết bị và tài nguyên tần số của Việt Nam. Người sử dụng dịch vụ OTT trên các thiết bị đầu cuối thì đã có hợp đồng thuê bao hoặc thỏa thuận dịch vụ viễn thông với các nhà mạng viễn thông và đã trả cước phí cho doanh nghiệp rồi.
Hơn nữa, doanh nghiệp OTT và nhà mạng viễn thông hoạt động tương đối độc lập. Do đó, không có cơ sở để yêu cầu phải có thỏa thuận thương mại với nhà mạng tại Việt Nam.
"Tôi nghiêng về ý kiến nên đưa vào để quản lý và có luật điều chỉnh nhưng đưa như thế nào thì tính toán thêm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Luật Viễn thông sửa đổi dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 5 vào tháng 5 tới.