Tại hội thảo Cỗ máy chuẩn hóa hay đứa trẻ thành nhândo tổ chức giáo dục IEG tổ chức chiều 18/11,ẻconđanggồnggánhnhiềumụctiêucủangườilớgoogle dịch nói bậy TS Đại học Stanford Nguyễn Chí Hiếu cho rằng học sinh ngày nay đối mặt với nhiều áp lực học tập, thi cử theo mục tiêu phụ huynh đặt ra.
Theo ông, không ít học sinh tiểu học, THCS luôn mang theo bên người những tập đề thi KET, PET, IELTS - các chứng chỉ đánh giá sự thành thạo Tiếng Anh, hay phiếu bài tập các môn dày cộm, trong bộ dạng thiếu sức sống. Các con phải chạy đua với thời gian để vừa học ở trường, trung tâm luyện thi, các lớp năng khiếu để đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ.
"Từ tiểu học, các con đã phải luyện thi chứng chỉ này kia để có lợi thế khi xét tuyển vào trường tốt khi lên lớp 6. Lên cấp hai các con bắt đầu chạy đua luyện vào trường chuyên, luyện IELTS và sau đó là cuộc đua vào đại học, du học", TS Hiếu nói.
TS Hiếu cũng chia sẻ câu chuyện của bản thân mình khi bắt đầu làm giáo dục từ 15 năm trước. Ban đầu ông nhận dạy, luyện thi các chứng chỉ quốc tế nhưng sau vài năm ông nhận ra những giải thưởng, huy chương, thành tích không trở thành động lực, không khiến nhiều học sinh của mình hạnh phúc. Bởi đó là mục tiêu của bố mẹ các em.
Ông từng khuyên một học trò gap year một năm để tìm hiểu cuộc sống xung quanh dù đã trúng tuyển đại học top đầu của Mỹ. Em này đã học và đạt được mọi thành tích mà bố mẹ đặt ra nhưng chỉ sống quanh quẩn ở nhà, trường, trung tâm luyện thi mà không được tìm hiểu, trải nghiệm thực tế. Ông cũng không nhận thấy động lực, khao khát khám phá, học tập ở em này.
Theo TS Hiếu, mỗi đứa trẻ đều có năng lực trí tuệ tốt nếu người lớn biết khơi gợi, nuôi dưỡng và khích lệ đúng cách. Học sinh có thể đạt mục tiêu học tập dưới sự hỗ trợ của thầy cô, nếu đó là điều các con mong muốn.
Cùng chia sẻ về điều này, bạn Phạm Nguyễn Vĩnh An, sinh viên năm thứ nhất Đại học Fulbright Việt Nam, mong phụ huynh tin và ủng hộ lựa chọn của con mình.
Vĩnh An kể bản thân may mắn khi được mẹ ủng hộ theo học ngành Tâm lý, nhưng nhiều bạn bè của em vấp phải sự cản trở của gia đình khi chọn ngành học. Nhiều bạn muốn học Nghệ thuật, Văn hóa, Lịch sử nhưng gia đình ép chọn Kinh tế vì cho rằng như thế mới tốt cho tương lai.
"Phụ huynh không hiểu rằng chỉ khi chúng con cảm thấy hứng thú với mục tiêu do chính mình đặt ra thì chúng con mới dành hết sức lực để theo đuổi. Nếu đi theo mục tiêu của bố mẹ thì có thể chúng con vẫn đạt được nhưng không có niềm vui", An nói.
Theo TS Hiếu, bởi phụ huynh thường vô thức xác định mục tiêu, và áp đặt lên con cái nên mỗi khi thấy dấu hiệu "chệch đường ray", họ vội vàng tung ra "một rừng" kinh nghiệm mà không lắng nghe con mình. Chính vì thế, học sinh không có không gian, thời gian làm điều mình thích. Dần dần, cha mẹ và con cái mất kết nối, không thể trò chuyện với nhau.
"Trẻ con ngày nay đang gồng gánh quá nhiều mục tiêu của người lớn. Phụ huynh hãy là người hỗ trợ cho các mục tiêu của con thay vì ép con theo đuổi mong muốn của mình", TS Hiếu đưa ra lời khuyên.
Theo ông, thành tích chỉ một lát cắt rất nhỏ, không phản ánh toàn bộ con người một đứa trẻ. 12 năm phổ thông không có thành tích, giải thưởng cũng không sao, miễn là học sinh có năng lực tự học, tư duy độc lập, biết tự lo cho chính mình thì đó đã là thành công.
TS Nguyễn Chí Hiếu là người Bình Định, từng là sinh viên xuất sắc nhất nước Anh năm 2004, top 100 sinh viên xuất sắc nhất thế giới năm 2006 khi theo học Học viện Kinh tế và Chính trị London (Anh). Sau đó ông tốt nghiệp tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Stanford (Mỹ), thủ khoa thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Oxford (Anh), rồi về Hà Nội làm việc từ năm 2016.
Lệ Nguyễn