Tạp chí Politicongày 27.12 dẫn lời một số quan chức Mỹ và châu Âu cho rằng với tình trạng viện trợ của Mỹ và châu Âu dành cho Ukraine đang gặp khó khăn,ỹđangâmthầmthayđổichiếnlượcởphim sex subviet chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quan chức châu Âu đang âm thầm chuyển trọng tâm từ ủng hộ mục tiêu chiến thắng hoàn toàn của Ukraine trước Nga sang cải thiện vị thế của Ukraine trong một cuộc đàm phán cuối cùng nhằm chấm dứt xung đột. Một cuộc đàm phán như thế có thể đồng nghĩa phải nhường một phần lãnh thổ Ukraine cho Nga.
Điểm xung đột: Thực hư thông tin Ukraine có F-16; Gaza trong cơn đói
"Chúng tôi muốn họ có vị thế mạnh mẽ hơn"
Nhà Trắng và Lầu Năm Góc lâu nay công khai khẳng định không có thay đổi chính thức nào trong chính sách, nhấn mạnh họ vẫn ủng hộ mục tiêu của Kyiv là buộc lực lượng Nga rút hoàn toàn khỏi Ukraine. Nhưng cùng với chính người Ukraine, một số quan chức Mỹ và châu Âu hiện đang thảo luận về việc tái triển khai lực lượng của Kyiv khỏi cuộc phản công gần như thất bại của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để có một vị trí phòng thủ mạnh mẽ hơn chống lại lực lượng Nga ở miền đông, theo Politicodẫn lời một quan chức chính quyền Tổng thống Biden và một nhà ngoại giao châu Âu.
Nỗ lực mới cũng liên quan việc củng cố các hệ thống phòng không và lập công sự, hàng rào thép gai, chướng ngại vật chống tăng và các mương dọc biên giới phía bắc Ukraine với Belarus, theo những quan chức nói trên. Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Biden đang tập trung vào việc phục hồi nhanh chóng ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine để cung cấp loại vũ khí thiết yếu mà Quốc hội Mỹ chưa sẵn sàng phê duyệt.
Trong đó, vị quan chức chính quyền Tổng thống Biden cho Politico hay phần lớn sự chuyển đổi chiến lược sang phòng thủ nhằm củng cố vị thế của Ukraine trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai. "Đó là ý kiến của chúng tôi, cách duy nhất để cuộc chiến này kết thúc cuối cùng là thông qua đàm phán. Chúng tôi muốn Ukraine có được vị thế mạnh nhất có thể khi điều đó xảy ra", vị quan chức Mỹ cho hay.
Chiến thuật của NATO “không giúp được gì” cho Ukraine
Tuy nhiên, vị quan chức nhấn mạnh chưa có cuộc đàm phán nào được lên kế hoạch và lực lượng Ukraine vẫn đang phản công ở nhiều nơi và tiếp tục làm thiệt mạng và bị thương hàng ngàn binh sĩ Nga. "Chúng tôi muốn họ có vị thế mạnh mẽ hơn để giữ vững lãnh thổ. Không phải là chúng tôi không khuyến khích họ tiến hành bất kỳ cuộc phản công mới nào", vị quan chức nhấn mạnh tiếp.
Ngoài ra, Politicodẫn lời một nghị sĩ Mỹ cho hay: "Những cuộc thảo luận [về các cuộc đàm phán hòa bình] đang bắt đầu, nhưng [chính quyền Tổng thống Biden] không thể lùi bước một cách công khai vì nguy cơ chính trị".
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 21.12, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby nói rằng với tình trạng Washington "gần hết khả năng" cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine vì đảng Cộng hòa đã ngăn chặn đề xuất của Tổng thống Biden viện trợ thêm khoảng 60 tỉ USD, chính quyền Tổng thống Biden đang "tập trung vào việc hỗ trợ họ phản công và phòng thủ". Ông Kirby khẳng định: "Chúng tôi đang có những cuộc trò chuyện hằng ngày với phía Ukraine về chiến trường, nhu cầu và ý định của họ". Nhưng ông nói thêm: "Tôi sẽ không báo cho phía Nga biết chiến lược của Ukraine trong những tháng tới".
Trước đó, trong cuộc họp báo cuối năm vào ngày 19.12, Tổng thống Zelensky thông báo Ukraine đang chuẩn bị các đề xuất mới nhằm chấm dứt xung đột nhưng nhấn mạnh ông sẽ không thay đổi yêu cầu Nga rút toàn bộ lực lượng. Ông Kirby khẳng định "chúng tôi không đặt ra các điều khoản cho Tổng thống Zelensky", mà thay vào đó, Nhà Trắng đang giúp ông Zelensky "thực hiện" đề xuất hòa bình của riêng mình "với những bên đối thoại trên khắp thế giới".
Tổng thống Ukraine tin Mỹ sẽ không "bội ước" về viện trợ
Thông điệp mới từ Mỹ?
Cũng theo Politico, trong năm qua, với sự hỗ trợ quân sự của Washington dành cho Kyiv giảm nhanh ở Quốc hội Mỹ và cuộc phản công từng được ca ngợi của Tổng thống Zelensky bị cho là thất bại kể từ khi nó được phát động vào tháng 6, Tổng thống Biden đã chuyển từ hứa rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Ukraine "miễn là cần thiết" sang nói rằng Mỹ sẽ cung cấp hỗ trợ "miễn là chúng tôi có thể" và cho rằng Ukraine đã giành được "một chiến thắng lớn".
Một số nhà phân tích nhận định đó có thể là thông điệp từ Washington rằng hãy sẵn sàng tuyên bố chiến thắng một phần và tìm cách đạt được ít nhất một thỏa thuận đình chiến hoặc ngừng bắn với Moscow, theo Politico.
Việc chuyển sang phòng thủ có thể giúp Ukraine có thêm thời gian cần thiết để cuối cùng đạt được một thỏa hiệp có thể chấp nhận được với Nga. "Rất có thể việc chuyển sang thế phòng thủ sẽ cho phép phía Ukraine bảo tồn nguồn lực trong khi khiến Nga khó có thể đạt bước tiến trong tương lai", chuyên gia tình báo Anthony Pfaff tại Trường Chiến tranh Lục quân Mỹ bình luận.
Nhà ngoại giao châu Âu nói trên còn tiết lộ Liên minh châu Âu cũng đang đưa ra lời đe dọa đẩy nhanh tư cách thành viên của Ukraine trong NATO nhằm "đặt Ukraine vào vị thế tốt nhất có thể để đàm phán" với Nga, giữa lúc Tổng thống Putin được cho là chủ yếu quan tâm đến thỏa thuận chiến lược với Washington, mà theo đó Ukraine sẽ không gia nhập NATO, theo Politico. "Tổng thống Biden đã nói rất rõ ràng rằng NATO sẽ có mặt trong tương lai của Ukraine', ông Kirby nhấn mạnh.
Năm 2024, thách thức nào đang chờ đợi Ukraine?
Trong tuần trước, tờ The New York Timesđưa tin quân đội hai nước phần lớn vẫn đang bế tắc nhưng giờ đây Tổng thống Putin có thể đang phát tín hiệu rằng ông sẵn sàng thỏa hiệp nếu Moscow được phép giữ khoảng 20% lãnh thổ Ukraine do Nga đang kiểm soát một phần ở phía đông.
Khi được yêu cầu bình luận về thông tin này, vị quan chức Mỹ nói trên cho hay: "Tôi không biết về bất kỳ cuộc thảo luận nghiêm túc nào vào thời điểm này". Điện Kremlin thì đã bác bỏ bài viết từ The New York Timeslà "sai sự thật", trong khi Kyiv chỉ trích tờ báo Mỹ làm việc cho Nga, theo Đài RT.
Điều mà Nhà Trắng lo ngại hiện nay là Moscow có thể không sẵn sàng đàm phán cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.2024, trong khi các lực lượng Nga có thể tiến hành cuộc tấn công vào mùa xuân, theo Politico.