Sound Of Text

Đều mỗi tháng, ông Bảy, 50 tuổi, đóng 6 triệu đồng thuê một m2 vỉa hè cho chủ nhà mặt tiền ở khu chợ keo nha cai bet 88

【keo nha cai bet 88】Ba lần thay đổi cách quản lý vỉa hè của TP HCM

Đều mỗi tháng,ầnthayđổicáchquảnlývỉahècủkeo nha cai bet 88 ông Bảy, 50 tuổi, đóng 6 triệu đồng thuê một m2 vỉa hè cho chủ nhà mặt tiền ở khu chợ tự phát gần đường Nguyễn Thị Thập (quận 7) để bán cá. Đây gần như chi phí kinh doanh cố định. Nhưng số tiền này chỉ giúp ông có chỗ cất đồ nghề, không thoát khỏi những cuộc xử phạt của lực lượng quản lý trật tự đô thị.

Người đàn ông 50 tuổi không nhớ đã bao nhiêu lần bị thu hết đồ, rồi lại lên phường nộp phạt, nhận về, hoặc mua mới rồi bán tiếp. Cứ như vậy, ông đã buôn bán trên vỉa hè gần 10 năm.

Đầu năm tới, sạp cá của ông Bảy cũng như những trường hợp kinh doanh trên vỉa hè khác sẽ có sự thay đổi lớn khi đề án thu phí vỉa hè, lòng đường của TP HCM được áp dụng. Cơ chế thuê vỉa hè giúp họ có cơ hội được buôn bán chính thức, không còn phải lo chạy trật tự đô thị mỗi ngày.

Theo đó, TP HCM sẽ có 1.075 tuyến đường có vỉa hè đủ tiêu chí đưa vào danh mục thu phí sử dụng, dự kiến mang lại nguồn thu gần 800 tỷ đồng cho ngân sách mỗi năm. Vỉa hè thuộc diện thu phí phải rộng tối thiểu 3 m - trong đó 1,5 m dành cho người đi bộ, còn lại để giữ xe, kinh doanh, quảng cáo... với mức phí 20.000-350.000 đồng mỗi m2, tùy khu vực.

Với quy định mới, vị trí ông Bảy đang kinh doanh có mức thu 20.000-30.000 đồng mỗi m2, thấp hơn 200-300 lần so với giá thuê hiện tại.

Người mua hàng ở quán bán trên lề đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, ngày 4/10. Ảnh: Thanh Tùng

Người mua hàng ở quán bán trên lề đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, ngày 4/10. Ảnh: Thanh Tùng

Từ ngăn cấm đến cho phép

40 năm qua, chính sách quản lý sử dụng hè phố tại TP HCM trải qua ba giai đoạn: ngăn cấm, hạn chế, rồi cho phép. Cụ thể, năm 1982, khi thành phố lần đầu ra quyết định quản lý và sử dụng lề đường, mọi hoạt động buôn bán trên vỉa hè đều bị cấm, nhằm xóa bỏ tình trạng kinh doanh tự phát tồn tại từ lâu.

Chính sách này kéo dài hơn một thập kỷ. Đến năm 1994, thành phố ban hành quyết định mới, nới dần từ ngăn cấm sang hạn chế, bằng việc cho sử dụng tạm lề đường để tổ chức một số dịch vụ kinh doanh nhỏ (giữ xe, sửa xe hai bánh...) trên các tuyến đủ điều kiện. Cũng từ đầu thập niên 90, việc thu phí sử dụng hè phố được TP HCM triển khai thông qua thu lệ phí khai thác đất công như chợ, đường phố, bến bãi, cảng với mức 12.000 đồng một m2 mỗi tháng.

Tháng 10/2008 đánh dấu bước chuyển biến mới khi thành phố bước đầu cho phép kinh doanh trên vỉa hè. Giai đoạn đó, TP HCM công bố 172 tuyến đường đủ điều kiện tổ chức các hoạt động như buôn bán, giữ xe... trên hè phố, với điều kiện được cấp phép, trả phí. Đây được xem như sự "thỏa hiệp" của chính quyền thành phố với loại hình này, sau nhiều năm không thể "đòi" lại vỉa hè cho người đi bộ.

Tuy nhiên, việc thu phí theo chính sách trên gặp vướng bởi thành phố chưa ban hành được mức thu - điều kiện mấu chốt để áp dụng cho thuê vỉa hè. Do vậy, nhà chức trách tiếp tục tính mức 12.000 đồng trên một m2 mỗi tháng cho các hoạt động sử dụng vỉa hè.

Khi Luật phí và Lệ phíra đời năm 2015, chính sách thu phí sử dụng vỉa hè của TP HCM không nằm trong danh mục của luật mới, nên bị bãi bỏ. Ba năm sau, để phù hợp, HĐND TP HCM ra nghị quyết riêng thu phí ôtô đậu dưới lòng đường. Các hoạt động khác trên vỉa hè tiếp tục trong trạng thái chờ, cho đến khi được cơ quan dân cử đồng thuận vào tháng 9 vừa qua.

Kế hoạch thu phí từ đầu năm 2024 sẽ khởi đầu cho việc kinh doanh chính danh trên vỉa hè, có sự cam kết về quyền, nghĩa vụ giữa chính quyền và người dân. Khi thuê vỉa hè, lòng đường, tiểu thương phải đóng phí. Ngược lại, họ được bảo vệ, bảo đảm các quyền khai thác, sử dụng hợp pháp. Các trường hợp được sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường gồm: kinh doanh dịch vụ, mua - bán hàng hóa; giữ xe có thu tiền; tổ chức hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội); điểm trung chuyển rác thải...

Nhiều chuyên gia ủng hộ chủ trương "cho thuê" vỉa hè để quản lý của TP HCM, bởi việc cấm đoán hay hạn chế đều không hiệu quả. Hàng năm, các quận, huyện trên địa bàn đều đặn triển khai các chiến dịch xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nhưng vi phạm vẫn tái diễn.

Nguyên phó ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP HCM Nguyễn Ngọc Tường, cho rằng các đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè không thành công bởi nguồn lợi từ kinh tế vỉa hè quá lớn, thu hút nhiều nhóm tham gia, nên khó quản lý. Khi ông còn đương nhiệm, đây luôn là vấn đề nổi cộm trong các cuộc họp trật tự giao thông.

Theo ông Tường, từ năm 2012, các quận huyện ở thành phố đã đăng ký 159 tuyến đường 'mẫu' về trật tự lòng, lề đường. Lãnh đạo địa phương cam kết chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP HCM nếu để xảy ra lấn chiếm. "Nhưng thực tế sau đó không cải thiện bao nhiêu", ông kể.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Hữu Nguyên (Hội Quy hoạch Phát triển đô thị TP HCM), nói các đợt ra quân xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường chỉ là biện pháp cứng. Dù đạt kết quả nhanh, phương pháp này không thay đổi vấn đề gốc rễ là nhu cầu buôn bán, đậu xe ở hè phố quá lớn.

Theo ông, việc sử dụng vỉa hè để kinh doanh, buôn bán là hoạt động kinh tế phi chính thức, đã tồn tại từ lâu và góp phần quan trọng cấu thành nền kinh tế. Nếu giải tỏa hè phố sẽ cản trở kinh tế vỉa hè. Do đó, thành phố phải chấp nhận tình trạng vỉa hè "đa năng", ngoài dành cho người đi bộ còn phục vụ mục đích khác.

"Gò hè vào khuôn"

"Bài toán khó trong việc quản lý vỉa hè là cân bằng giữa lợi ích, nhu cầu kiếm sống của người dân và quản lý đô thị của chính quyền", TS Dư Phước Tân, Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, nói.

Chuyên gia này đánh giá quyết định mới về thu phí sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường của thành phố là bước đi tiến bộ, giúp hoàn thiện chính sách quản lý, dần sắp xếp vỉa hè, lòng đường vào quy củ. Để thật sự "gò hè vào khuôn", ông Tân kiến nghị thành phố cần tiến thêm một bước, là giúp đỡ những người buôn bán để họ thuận lợi mưu sinh, việc quản lý cũng bài bản hơn.

Cụ thể, thành phố có thể nhân rộng mô hình phố hàng rong tại công viên Bách Tùng Diệp và vỉa hè đường Nguyễn Văn Chiêm mà quận 1 thí điểm từ năm 2017. Người được chọn buôn bán tại đây là hộ cận nghèo, được tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ năng buôn bán, không phải đóng thuế mà chỉ trả một phần tiền điện, nước, được hỗ trợ bàn ghế, quầy hàng. Đây cũng giải pháp đã được một số nơi có điều kiện tương đồng TP HCM như Bangkok (Thái Lan), Singapore áp dụng.

Khách mua hàng ở phố hàng rong đường Nguyễn Văn Chiêm, quận 1, ngày 5/10. Ảnh: Thanh Tùng

Khách mua hàng ở phố hàng rong đường Nguyễn Văn Chiêm, quận 1, ngày 5/10. Ảnh: Thanh Tùng

Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải, cho biết quan điểm của cơ quan quản lý là thu phí dựa trên đồng thuận giữa người thuê và chủ nhà, tránh mâu thuẫn lợi ích. Trong đó, chủ nhà được ưu tiên thuê phần vỉa hè phía trước theo mức giá của thành phố. Còn chủ nhà và người thuê tự thoả thuận. Về phía nhà nước, khi tổ chức hoạt động ngoài mục đích giao thông, địa phương sẽ tạo lối đi thông thoáng trước cửa nhà dân.

Theo ông Đường, thành phố không triển khai thu phí vỉa hè đại trà mà trước mắt các quận huyện chọn một số tuyến đường để thí điểm, sau đó mới nhân rộng. Sở Giao thông Vận tải sẽ xây dựng phần mềm quản lý, công khai việc cấp phép cho sử dụng lòng, lề đường để người dân giám sát. Phương pháp này cũng giúp giảm tối đa dùng tiền mặt, và hạn chế phát sinh nhân sự thực hiện.

Đại diện Sở cũng khẳng định mục tiêu của thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè không phải để tạo nguồn thu. Thậm chí, thu có thể không đủ bù chi, nhưng sẽ góp phần sắp xếp trật tự đô thị. "Chính sách mới về thu phí không phải chiếc 'đũa thần' giải quyết hết bài toán vỉa hè, lòng đường, nhưng sẽ phần nào hài hòa lợi ích theo đặc thù của TP HCM", ông nói.

Gia Minh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap